Tổng Bí thư nêu yêu cầu khi hợp nhất 3 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình

Sáng 10/6, Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình về tình hình và kết quả triển khai thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương; việc sắp xếp tổ chức bộ máy của địa phương; công tác ổn định tình hình mọi mặt của địa phương, công tác quốc phòng, an ninh; công tác an sinh xã hội, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân…

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, 3 tỉnh với 3 đặc điểm riêng, như 3 mạch nguồn văn hóa - lịch sử - con người của dân tộc Việt Nam, đã cùng chảy xuyên suốt qua chiều dài hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, đang từng bước hội tụ trong một chỉnh thể thống nhất, hòa quyện về địa lý, lịch sử, văn hóa, dân cư và cơ cấu kinh tế.

Sự gắn kết giữa đồng bằng công nghiệp - trung du lịch sử - miền núi sinh thái không chỉ tạo điều kiện thuận lợi về mặt địa giới hành chính mà còn mở ra cơ hội hình thành một mô hình phát triển đa trung tâm, tích hợp cao, vừa đảm bảo tính kế thừa truyền thống, vừa hướng đến tương lai hiện đại, theo Tổng Bí thư.

Tổng Bí thư đánh giá cao những kết quả quan trọng, toàn diện trên nhiều lĩnh vực mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân 3 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình đã đạt được và khẳng định sự kết hợp giữa 3 tỉnh là bước đi chiến lược đã được Trung ương tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng.

Việc hợp nhất 3 tỉnh nhằm hình thành một thực thể hành chính - kinh tế mới có độ tích hợp cao về địa lý, đa dạng về nguồn lực, cân bằng về không gian phát triển và liên kết, bổ sung cho nhau trên nhiều phương diện.

Trong thời gian tới, để khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế và tính bổ trợ lẫn nhau giữa ba vùng của tỉnh Phú Thọ mới, Tổng Bí thư đề nghị khẩn trương nhưng chắc chắn hoàn tất việc sắp xếp tổ chức bộ máy theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp theo đúng tinh thần Nghị quyết 60 và Kết luận 150 của Bộ Chính trị. Việc này cần bảo đảm các nguyên tắc tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, minh bạch và vận hành thông suốt.  

Bên cạnh đó, Tổng Bí thư yêu cầu tiếp tục xây dựng lại chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tổng thể cho tỉnh mới một cách bài bản, khoa học, mang tầm nhìn dài hạn. Đây là nhiệm vụ chiến lược, quyết định đến khả năng phát huy giá trị cộng hưởng giữa ba vùng và định hình vị thế mới của tỉnh trên bản đồ phát triển quốc gia.

Đặc biệt phải triển khai đồng bộ các đột phá chiến lược phát triển, gắn với thực tiễn của tỉnh hợp nhất và tinh thần các nghị quyết lớn của Trung ương.

Cuối cùng, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh chuẩn bị thật chu đáo và tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ tỉnh mới và các cấp trực thuộc, bảo đảm tiến độ, chất lượng và định hướng chính trị đúng đắn.

Trong đó, Văn kiện Đại hội phải kết tinh được tư duy mới, tầm nhìn mới, khát vọng phát triển mới của một chỉnh thể quy mô lớn hơn, nhiều động lực hơn và đa dạng hơn, không chỉ là phép cộng cơ học chiến lược của 3 tỉnh cũ, mà thực sự là một bước chuyển về chất trong tư duy phát triển, mô hình quản trị, thiết kế thể chế. 

Tổng Bí thư nêu rõ, tổ chức thật tốt công tác tổng kết thực tiễn, đánh giá kỹ những đặc điểm mới sau sáp nhập, những yêu cầu đặt ra từ hội nhập, chuyển đổi số, phát triển xanh, bao trùm, bền vững. Từ đó xây dựng tầm nhìn phát triển đến năm 2030, định hướng đến năm 2045, phù hợp với tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Về một số kiến nghị đề xuất của 3 địa phương, Tổng Bí thư giao Văn phòng Trung ương Đảng tổng hợp, gửi đến các cơ quan liên quan nghiên cứu, xem xét khẩn trương giải quyết theo thẩm quyền, bảo đảm đúng quy định của pháp luật và trên tinh thần hỗ trợ tối đa cho địa phương.

Ba tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình sẽ hợp nhất thành tỉnh Phú Thọ, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại TP Việt Trì hiện nay.

Tỉnh Phú Thọ mới có diện tích tự nhiên là hơn 9.361km2, quy mô dân số trên 4 triệu người và có 148 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc tỉnh.

TIN CÙNG CHỦ ĐỀ

Tin tức 1
Thủ tướng giới thiệu thẻ căn cước của Việt Nam với lãnh đạo tập đoàn Brazil

Trong chương trình tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng và hoạt động song phương tại Cộng hòa Liên bang Brazil, chiều 7/7 (giờ địa phương), tại thành phố Rio de Janeiro, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn kinh tế và tổ chức nghiệp đoàn doanh nghiệp Brazil để thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực; đồng thời đóng góp vào đàm phán ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam với Brazil và Khối thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur).Tại các cuộc làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính thông tin về tình hình, các định hướng lớn, các ưu tiên phát triển, cũng như môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi tại Việt Nam và quan hệ hữu nghị rất tốt đẹp giữa Việt Nam - Brazil, đặc biệt là khi hai nước đã hoàn tất việc nâng cấp lên Quan hệ Đối tác Chiến lượ...

Tin tức 1
Thủ tướng gặp lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế nhân Hội nghị BRICS

Theo Đặc phái viên TTXVN, ngày 7/7 (giờ địa phương), nhân dịp dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng tại Rio de Janeiro, Brazil, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres, Bộ trưởng Ngoại giao Belarus Maxim Ryzhenkov và Quốc Vụ khanh Bộ Ngoại giao Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) Ahmed Ali Bin Al Sayegh.Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ vui mừng gặp lại Tổng Thư ký Antonio Guterres, đồng thời đánh giá cao vai trò và những đóng góp của Tổng Thư ký trong việc thúc đẩy các hoạt động của Liên Hợp Quốc.Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh tầm quan trọng của chủ nghĩa đa phương và vai trò dẫn dắt của Liên Hợp Quốc trong việc giải quyết các thách thức toàn cầu hiện nay.Thủ tướng cho biết Việt Nam đang tích cực chuẩn bị cho Lễ ký Công ước...

Tin tức 1
Thủ tướng nêu 5 đề xuất vì môi trường, y tế toàn cầu tại Hội nghị BRICS

Theo đặc phái viên TTXVN, Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025 tiếp tục diễn ra trong ngày 7/7 với Phiên họp cấp cao về chủ đề “Môi trường, COP30 và Y tế toàn cầu” dưới sự chủ trì của Tổng thống Brazil Lula da Silva, Chủ tịch BRICS năm 2025.Phát biểu khai mạc Phiên họp, Tổng thống Brazil nhấn mạnh sự cần thiết của quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng và có kế hoạch, giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và hướng tới mục tiêu “không phá rừng;" kêu gọi đầu tư mạnh mẽ để bảo vệ rừng nhiệt đới, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của công bằng khí hậu nhằm giải quyết đói nghèo và bất bình đẳng xã hội.Các nhà lãnh đạo cảnh báo nguy cơ chậm trễ, thậm chí là đảo ngược tiến độ thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc; kêu gọi hợp tác toàn cầu để ứng phó khủng hoảng khí...