Đầu năm 2025, L.Q.Đ. (26 tuổi, trú tại tỉnh Quảng Ngãi) bị lực lượng an ninh Myanmar bắt giữ khi đang làm việc trong một công ty lừa đảo xuyên quốc gia. Sau đó, Đ. bị trục xuất về nước.
Với Đ., bị bắt rồi trục xuất về nước lại là điều may mắn. Bởi nhờ đó chàng trai trẻ mới có thể thoát được chuỗi ngày bị ép làm việc phi pháp, bị đe dọa, đánh đập.
Hành trình đưa Đ. đến chốn tăm tối ấy bắt đầu từ những cuộc trò chuyện trên Facebook. Một người quen rủ Đ. sang Thái Lan làm công việc văn phòng trong một công ty nước ngoài với thu nhập gần 1.000 USD mỗi tháng. Thấy lời mời hấp dẫn, Đ. lên đường với hy vọng đổi đời.
Sau khi đặt chân đến Thái Lan, nhóm môi giới đã ép buộc Đ. vượt biên sang Myanmar. Tại đây, Đ. được đưa vào làm việc cho một tổ chức lừa đảo xuyên quốc gia.
Đ. bị các đối tượng lừa đảo thu giữ điện thoại, giấy tờ tùy thân. Sau đó, Đ. bị ép tham gia vào việc lừa đảo qua mạng xã hội. Đ. và hàng trăm người khác phải làm việc từ sáng sớm đến tận khuya dưới sự giám sát chặt chẽ của các đối tượng người nước ngoài.
“Họ nhốt tôi với hàng trăm người khác trong một tòa nhà kín mít, khắp nơi có gắn camera giám sát và có người canh giữ. Mỗi người được phát cho một máy tính, 2 điện thoại cùng nhiều tài liệu hướng dẫn để lừa đảo”, Đ. chia sẻ.
Đ. được giao nhiệm vụ tìm kiếm “con mồi” trên mạng xã hội để lừa đảo. Mỗi ngày Đ. phải lừa được hàng chục triệu đồng nếu không sẽ bị đánh đập.
“Chúng tôi làm không đạt chỉ tiêu là bị đánh đập. Những ai muốn về phải gọi cho gia đình nộp cho tổ chức lừa đảo hàng trăm triệu đồng mới có thể thoát thân”, Đ. chia sẻ.
Anh L.T.T., trú tại xã Vạn Tường, tỉnh Quảng Ngãi cũng là nạn nhân của các tổ chức lừa đảo tại Myanmar. Giống như Đ., anh T. cũng bị dụ dỗ sang Thái Lan làm việc với mức lương hơn 20 triệu đồng mỗi tháng.
"Qua tới Thái Lan họ tiếp tục đưa tôi sang Myanmar. Ở đó, tôi bị ép chỉnh sửa thông tin trên các tài khoản Facebook giả để lừa đảo. Các kế hoạch lừa đảo rất tinh vi, có sự chỉ đạo, phối hợp nhịp nhàng khiến nhiều người sập bẫy”, T. nói.
Theo Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Quảng Ngãi, T. và Đ. chỉ là hai trong số hàng trăm người Việt Nam từng bị dụ dỗ và bị bán vào các trung tâm lừa đảo nằm dọc khu vực Tam Giác Vàng.
Hầu hết các nạn nhân đều tin vào thông tin quảng cáo “việc nhẹ, lương cao” trên mạng xã hội để rồi rơi vào các đường dây lừa đảo xuyên quốc gia.
Do đó, người dân mà đặc biệt là giới trẻ cần cảnh giác trước các lời mời gọi “việc nhẹ, lương cao” trên mạng xã hội như Facebook, Zalo, TikTok.
Người dân có nhu cầu đi lao động nước ngoài cần tìm hiểu kỹ thông tin tránh bị lừa đảo. Khi nghi ngờ hoặc phát hiện dấu hiệu bất thường, người dân cần báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh Quảng Ngãi để được hỗ trợ.
Tại họp báo thông báo tình hình kết quả công tác công an 6 tháng đầu năm do Bộ Công an tổ chức vào chiều 7/7, Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản, Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Công an, đã thông tin một số nội dung liên quan công tác xử lý hàng giả, hàng nhái.Theo Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản, công tác xử lý hàng giả, hàng nhái của lực lượng công an sẽ tập trung đồng bộ vào các lĩnh vực gồm: Phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến hàng giả, hàng nhái…; xem xét, làm rõ trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền trong quản lý nhà nước; làm rõ hành vi “tiếp tay” như quảng cáo sai sự thật...Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết, qua các vụ án, vụ việc, quan trọng nhất là phát hiện ra những kẽ hở, sơ hở trong công tác quản lý Nhà nước, trong quy định pháp luật để kiến nghị giải pháp p...
Tối 6/7, Công an TP Hà Nội cho biết Phòng Cảnh sát hình sự vừa bắt giữ Ngô Đăng Phong (24 tuổi, ở phường Ô Chợ Dừa, TP Hà Nội) để điều tra về hành vi cướp tài sản.Theo cơ quan chức năng, Phong khai thua hơn 300 triệu đồng từ đánh bạc online nên đã nảy sinh ý định cướp tiệm vàng.Sáng 6/7, Phong đi xe máy, mặc áo chống nắng, đeo khẩu trang, đội mũ bảo hiểm và mang theo một con dao, rồi di chuyển xung quanh khu vực Núi Trúc - Kim Mã - Giảng Võ tìm "mục tiêu".Khi đi qua một tiệm vàng trên phố Núi Trúc (phường Giảng Võ), Phong thấy chỉ có một người phụ nữ ngồi bên trong nên tiếp cận. Phong đi vào bên trong, dùng dao khống chế chị H. (chủ tiệm vàng) rồi cướp 3 lắc tay, 6 dây chuyền.Sau khi đối tượng tẩu thoát, chị H. lập tức đến trình báo cơ quan chức năng.Xác định tính chất nghiêm trọng của vụ...
Ngày 6/7, Công an Hải Phòng cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra của đơn vị đã tạm giữ Phạm Văn Trường (SN 1983, trú tại phường Bạch Đằng, TP Hải Phòng) để điều tra hành vi hành hạ người khác.Như đã đưa tin, ngày 5/7, mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi cảnh một bé trai bị xích chân, tay bị trói, bị một người đàn ông lái xe máy kéo lê trên đường thuộc phường Bạch Đằng, TP Hải Phòng. Cháu bé khóc thét, hoảng loạn trước khi được người dân can thiệp, giải cứu.Công an phường Bạch Đằng xác minh người đàn ông là Phạm Văn Trường (SN 1983, trú tại tổ dân phố 7, phường Bạch Đằng), bố ruột của cháu P.M.T. (SN 2010).Theo điều tra ban đầu, ngày 26/6, nghi ngờ cháu T. lấy trộm tiền và điện thoại, Trường chửi bới, đánh đuổi khiến cháu bỏ nhà đi. Đến sáng 5/7, khi thấy con trai về nhà ngủ, Trường đã dùng...