Tiền điện, giá thực phẩm leo thang đẩy CPI quý II tăng 3,31%

Theo báo cáo mới được Cục Thống kê (Bộ Tài chính) công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 tăng 0,48% so với tháng gần nhất nhưng tăng 3,57% so với cùng kỳ năm 2024. Tính chung quý II, CPI tăng 3,31% so với cùng kỳ, đến từ sự ảnh hưởng của 6 nhóm hàng hóa.

CPI tăng chủ yếu do nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,6%, đóng góp 1,21 điểm % vào mức tăng chung. Trong đó, giá thực phẩm tăng 4,1%, khiến CPI tăng 0,87 điểm %. Giá ăn uống ngoài gia đình tăng 3,68% do chi phí nguyên liệu và nhân công tăng, góp 0,32 điểm %.

Nhóm nhà ở, điện nước và vật liệu xây dựng tăng 6,35%, chủ yếu do giá thuê nhà và điện sinh hoạt tăng, tác động tổng cộng 1,2 điểm %. Hồi tháng 5, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã thực hiện điều chỉnh giá bán lẻ điện sinh hoạt theo Quyết định 1279 từ ngày 10/5 với mức tăng 4,8% ở tất cả bậc thang.

Giá dịch vụ giáo dục cũng tăng 2,95% trong quý vì một số tỉnh thành tăng học phí năm học mới, làm CPI tăng thêm 0,18 điểm %.

Trong khi đó, dịch vụ y tế tăng mạnh 13,35%, đóng góp 0,72 điểm % do điều chỉnh theo Thông tư 21 về phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của Bộ Y tế.

Ngoài ra, nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 1,98%, tác động 0,09 điểm % còn nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 6,57% do giá vàng và đồ dùng cá nhân cùng tăng.

Chiều ngược lại, xu hướng giảm của chỉ số giá nhóm giao thông, bưu chính, viễn thông có vai trò ghìm chân CPI quý II.

Lạm phát cơ bản tháng 6 tăng 0,31% so với tháng trước và tăng 3,46% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 6 tháng đầu năm 2025, lạm phát cơ bản tăng 3,16% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng 3,27% của CPI bình quân chung, nguyên nhân chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm, điện sinh hoạt, giá dịch vụ y tế là yếu tố tác động làm tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.

Bên cạnh đó, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý II tăng tích cực với mức tăng ước đạt 7,96% so với cùng kỳ năm trước, chỉ thấp hơn tốc độ tăng 8,56% của quý II/2022 trong giai đoạn 2020-2025.

Khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong các ngành nghề đóng góp cho nền kinh tế.

Tính chung 6 tháng, GDP tăng 7,52% so với cùng kỳ năm trước, là mức cao nhất của 6 tháng đầu năm trong giai đoạn 2011-2025.

TIN CÙNG CHỦ ĐỀ

Tin tức 1
Giá vàng giảm đồng loạt

Giá vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảmKết thúc phiên giao dịch ngày 7/7, giá vàng miếng SJC được các doanh nghiệp lớn niêm yết ở 118,5-120,5 triệu đồng/lượng (mua - bán), giảm 400.000 đồng ở cả 2 chiều mua bán so với trước đó.Giá nhẫn tròn trơn được điều chỉnh giảm với biên độ tương tự, niêm yết ở 113,9-116,4 triệu đồng/lượng (mua - bán).Giá vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm cùng diễn biến thị trường quốc tế. Giá vàng thế giới hiện giao dịch quanh 3.331 USD/ounce, giảm 7 USD. Trước đó, có thời điểm giá vàng giảm về sát mức 3.300 USD/ounce.Kim loại quý tuần trước đã ghi nhận mức tăng gần 2%, có thời điểm chạm mốc 3.365 USD/ounce nhờ lo ngại về địa chính trị và tình hình nợ công của Mỹ.Theo các chuyên gia, xu hướng của vàng được cho là khó dự báo trong ngắn hạn. Adam Button, Giám đốc ch...

Tin tức 1
Lê Anh Nuôi thu hơn 74 tỷ đồng từ bán hàng online trên TikTok Shop, Shopee?

Lê Anh Nuôi (tên thật Lê Minh Tuyển, sinh năm 1992) nổi tiếng trên nền tảng TikTok từ những video về bữa ăn đa dạng, đủ dinh dưỡng trong quân đội chỉ với 26.000 đồng. Kênh TikTok và trang Facebook mang tên nhân vật này sở hữu lượng người theo dõi cao.  Sau khi nổi tiếng trên các nền tảng mạng xã hội, từ tháng 8/2023, TikToker này chuyển sang livestream bán hàng online với những mặt hàng kinh tế quân đội như giày dép, quần áo mưa, dây lưng, mũ cối… Bên cạnh đó, Lê Anh Nuôi còn bán những sản phẩm mang thương hiệu riêng được sản xuất tại Hưng Yên.Thương hiệu này có các sản phẩm như thịt chưng mắm tép, khô heo cháy tỏi, khô gà lá chanh, muối vừng lạc... Sản phẩm chủ yếu được bán trên nền tảng TikTok Shop và Shopee thông qua gian hàng Lê Anh Nuôi Food và Lê Anh Nuôi Shop.Theo thống kê mới nhất...

Tin tức 1
Hàn Quốc sắp phát tiền mặt cho người dân

Từ ngày 21/7, Chính phủ Hàn Quốc sẽ bắt đầu phát khoản tiền mặt tối thiểu 150.000 won (khoảng 2,9 triệu đồng) cho mỗi người dân, theo Korea Times.Theo kế hoạch, tất cả công dân Hàn Quốc đã đăng ký cư trú tính đến ngày 18/6 sẽ được nhận khoản hỗ trợ trên. Chính phủ cho biết khoản tiền này nhằm kích thích chi tiêu trên toàn quốc.Riêng các nhóm dân cư có hoàn cảnh khó khăn sẽ nhận được nhiều hơn. Cụ thể, hộ cận nghèo và gia đình ba hoặc mẹ đơn thân sẽ được nhận 300.000 won (khoảng 5,7 triệu đồng). Trong khi đó, những người đang hưởng trợ cấp sinh hoạt cơ bản có thể nhận 400.000 won (khoảng 7,7 triệu đồng).Người dân sống tại các khu vực ngoại ô Seoul, bao gồm tỉnh Gyeonggi và Incheon, sẽ được hỗ trợ thêm 30.000 won (khoảng 570.000 đồng). Còn người dân tại 84 địa phương nông thôn đang đối mặt v...